(¯`°•.¸¯`°•† ¯ Bình Lợi Trung ¯ †•°´¯¸.•°´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`°•.¸¯`°•† ¯ Bình Lợi Trung ¯ †•°´¯¸.•°´¯)

Bình Lợi Trung! Bằng Lương Tâm. Bình Lợi Trung! Bằng Lý Trí. Bình Lợi Trung! Bằng Lòng Tin Bước Lên Tầm Cao Mới. -> Binh Loi Trung Inclusion Masters.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Viếng Lăng Bác

Go down 
Tác giảThông điệp
Trường Hải

Trường Hải


Tổng số bài gửi : 31
Join date : 05/10/2011
Age : 27
Đến từ : HCM City

Viếng Lăng Bác Empty
Bài gửiTiêu đề: Viếng Lăng Bác   Viếng Lăng Bác EmptyMon Mar 12, 2012 11:53 am

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tấp mưa xa đứng thẳng hàng
--> “ Hàng tre” bên lăng là hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và
“bát ngát” là ấn tượng đậm nét.=> gợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ
Cây tre trải qua bao đời gắn bó, gần gũi với đời sống người Việt Nam.
Nay đã trở thành “cây tre Việt Nam”- biểu tượng cho sức sống bền bỉ,
kiên cường của dân tộc: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.=> như hình
ảnh hàng quân danh dự
=> Bác đang yên nghỉ trong sự bảo vệ của cả dân tộc Việt Nam


Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
--> Khổ thơ thứ 2 được tạo nên từ hai cặp câu với
nhữnghình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hoán
dụ sóng đôi.
-->“Dòng người đi trong thương nhớ” hình ảnh thực,được liên tưởng như
“kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ, hoán dụ đẹp
thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta. “Bảy mươi chín mùa
xuân” Bác đã hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc, cho nhân dân này,
Bác thật vĩ đại biết bao! Điệp từ “ Ngày ngày “=>khẳng định sự
liên tục và bất tận của những dòng người vẫn “đi trong thương nhớ”
và “kết tràng hoa” kính dâng lên Người.=> thành kính và biết ơn sâu sắc.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
--> Câu thơ trên còn có thể hiểu hình ảnh Bác được ví như vầng trăng dịu hiền.
Trong tình yêu của nhân dân, Bác vừa là mặt trời, vầng trăng lại cũng
vừa là “trời xanh mãi mãi”. Dùng những hình ảnh đẹp, vĩnh hằng trong
thiên nhiên để nói về sự bất tử của Bác là một cách để nhà thơ bày tỏ
sự ngưỡng vọng của mình. Tuy nhiên “Vẫn biết… Mà sao nghe nhói
ở trong tim”. Kết cấu câu thơ đã nói lên nỗi đau xót của nhà thơ trước
một sự thật hiển hiện. Dù vẫn tin Người đã hóa thành thiên nhiên nhưng
tác giả không sao tránh khỏi sự xúc động vô bờ khi vào đến trong lăng.


Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác khôn nguôi
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây xe trung hiếu chốn này
-->Bốn khổ thơ khá cô đọng thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao
trong lòng tác giả khi viếng lăng Bác. Hành trình cuộc viếng lăng đi từ
ngoài vào trong, sự xúc động của nhà thơ theo đó cũng dâng tràn. Đến
khi phải ra về, nhà thơ lưu luyến khôn nguôi…




1.Giọng điệu:
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng,
thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả
từ miền Nam ra thăm viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối
giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm,
phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng. Giọng điệu này được
tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ
ngữ và hình ảnh…
2. Hình ảnh
Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết
hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu
tượng. Hình ảnh ẩn dụ- biểu tượngvừa quen
thuộc, gần gũi với hình ảnh thực lại vừa sâu
sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm
3. Thể thơ và nhịp điệu
Thể thơ 8 chữ (nhưng có dòng có 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong
từng khổ cũng không cố đinh, có khi liền, có khi cách. Nhịp thơ chậm
như những bước đi chầm chậm vào lăng thể hiện sự trang nghiêm thành
kính khi vào lăng. Khổ thơ cuối nhịp hơi nhanh, điệp từ “muốn” nhấn
mạnh hơn mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn.
Quê: An Giang.
Ông là một trong những cây bút xuất hiện sớm
nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở
miền Nam. Thơ ViễnPhương thường nhỏ nhẹ, giàu
tình cảm và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt ở chiến trường (Mắt sáng học trò,
Đám cưới giữa mùa xuân).
Tác phẩmBài thơ được viết năm 1976 trong không khí xúc động
của nhân dân lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực
hiện được mong ước viếng lăng Bác. Tác giả cũng ở
trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau
giải phóng được ra viếng Bác ở thủ đô Hà Nội. Bài thơ
sau được phổ nhạc thành một bài hát rất hay

Về Đầu Trang Go down
 
Viếng Lăng Bác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Viếng lăng Bác

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`°•.¸¯`°•† ¯ Bình Lợi Trung ¯ †•°´¯¸.•°´¯) :: Kỷ Niệm Theo Thời Gian :: Các Khối :: Khối 7-
Chuyển đến